Sữa mẹ loãng phải làm sao? Điều này không còn quá xa lạ đối với mẹ bỉm. Có thể nói, do mẹ vô tình ăn một số loại thực phẩm lạ, thực phẩm không tốt cho sữa nên dẫn đến một số hiện tượng về nguồn sữa, trong đó điển hình là tình trạng sữa mẹ loãng. Vậy sữa mẹ loãng có đáng lo không? Làm sao để sữa không bị loãng? Dinh dưỡng mẹ và bé sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau, giúp mẹ đỡ phần nào những lo lắng nhé.

Sữa mẹ loãng do đâu?
Hiện tượng sữa mẹ loãng có thể nói là một vấn đề phổ biến, nhưng không quá nguy hiểm, đáng lo ngại, nên mẹ có thể an tâm nhé. Bởi vì, theo các chuyên gia, hơn 90% sữa mẹ chứa nước, đặc biệt ở nguồn sữa đầu thường chứa nhiều nước hơn phần sữa cuối. Bên cạnh đó, sữa đầu còn chứa lactose và protein khiến sữa loãng hơn nhiều so với lượng chất béo cùng các vi khoáng chất có trong phần sữa cuối.
Sữa mẹ bắt đầu tiết ra từ khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ và sẽ trải qua 2 giai đoạn gồm: sữa non và sữa trưởng thành. Sữa non được hình thành và tồn tại sau sinh, nó có hiện tượng rất đặc, dính và đặc biệt chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá cho bé. Tiếp đến là giai đoạn sữa trưởng thành, được hình thành sau sữa non. Sữa trưởng thành có màu trắng hơn và cũng loãng hơn so với sữa non. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sữa lại được chia thành sữa đầu cữ bú và cuối mỗi cữ bú. Trong đó, sữa ở cữ đầu thường trong, chức nhiều nước, còn đối với sữa cuối thì đặc hơn, màu trắng đục, chứa nhiều chất béo ngậy hơn.

Hơn nữa, việc sữa mẹ đặc hay loãng còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người mẹ, chứ không như quan điểm của nhiều người là ăn nhiều thì sữa sẽ không bị loãng. Bởi vì sữa đầu thường loãng hơn sữa cuối, nên chuyên gia khuyên mẹ hãy cho trẻ bú từ 15 - 20 phút để bé có thể bú được đến phần sữa đặc.
Sữa mẹ loãng có đảm bảo dinh dưỡng không?
Có nhiều quan điểm cho rằng sữa có màu sắc lạ (vàng và loãng hơn bình thường) trong thời kỳ sau sinh 1 - 2 ngày không tốt và kém chất lượng, điều này hoàn không đúng. Bởi vì, dù sữa mẹ có khác nhau hay loãng hơn bình thường thì các thành phần trong sữa vẫn được đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Chính vì vậy các chuyên gia luôn khuyên rằng “Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, nên hãy an tâm sữa mẹ cung cấp rất đầy đủ cho con bạn nhé.
Một số mẹ thấy lượng sữa đầu tiết ra loãng nên nghĩ nó không có dinh dưỡng thường hay có thói quen vắt bỏ đi. Nhưng việc này hoàn toàn sai lầm, trở nên lãng phí nguồn sữa dinh dưỡng cho trẻ. Bởi vì, dù loãng, nhưng sữa đầu vẫn có rất nhiều dưỡng chất, hơn nữa, lượng nước có trong sữa đầu cũng giúp bé nạp nước, giải tỏa cơn khát. Chính vì thế, bé không cần uống nước hay ăn dặm mà chỉ cần bú sữa mẹ đều đặn vẫn có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Thực tế cho thấy rằng, sữa mẹ bị loãng không có dấu hiệu ảnh hưởng đến quá trình chăm con bằng sữa mẹ. Sữa chỉ khác nhau giữa các bà mẹ về lượng sữa tiết ra ít hay nhiều, còn về thành phần dinh dưỡng thì căn bản là như nhau mặc dù màu sắc, mùi vị không quá giống nhau. Đồng thời, chất lượng của sữa không chỉ được đánh giá thông qua thành phần dinh dưỡng mà còn đánh giá qua thành phần hóa học có lợi hay có hại cho bé. Nếu mẹ có vấn đề về sức khỏe, nhiễm bệnh hay ăn một số thực phẩm có hại thì chất lượng sữa bị giảm đi đáng kể.

Bởi vì sữa mẹ có 2 giai đoạn, là sữa đầu và sữa cuối, chính vì thế thành phần dinh dưỡng cũng sẽ có sự khác nhau, nhưng chung quy lại thì vẫn cung cấp đầy đủ những dưỡng chất mà cơ thể bé cần, cụ thể:
- Sữa đầu không giống như sữa non (màu vàng), vì đây là phần sữa tiết ra trong khoảng 10 phút đầu của giai đoạn khi cho bé bú. Sữa đầu có hiện tượng trong và loãng gần giống với nước vo gạo và nó chứa nhiều dưỡng chất gồm: Đạm (protein), vitamin, nước và các khoáng chất cần thiết.
- Sữa cuối được tiết ra sau khi sữa đầu kết thúc, và nó diễn ra kéo dài từ giai đoạn giữa cho đến suốt quá trình bú còn lại của trẻ. Sữa cuối lúc này trở nên đặc và có màu hơi ngả vàng vì được bổ sung thêm nhiều chất béo, chất đạm. Đây được xem là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển, tạo sức đề kháng cho bé.
Sữa mẹ loãng phải làm sao?
Tuy sữa mẹ loãng không có vấn đề gì ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho con, nhưng về mặt dưỡng chất thì sẽ không bổ sung nhiều như lượng sữa đặc. Vì vậy, để sữa hạn chế tình trạng bị loãng, giúp tăng dinh dưỡng cho trẻ thì mẹ cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân mỗi ngày. Sau đây là một số gợi ý cách cải thiện sữa loãng cho các mẹ cùng tham khảo:
1. Nạp đủ dinh dưỡng cần thiết vào khẩu phần ăn
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ có được nguồn sữa dồi dào và chất lượng nhất dành cho con. Một số chất mẹ nên bổ sung để sữa được đặc và thơm ngon hơn như:
- Lượng vitamin và chất xơ có trong rau xanh, các loại trái cây rất nhiều, vì thế mẹ hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc vào mỗi bữa ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu.
- DHA đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Mẹ hãy ăn nhiều thịt, cá để cung cấp hàm lượng đạm, DHA cũng như lượng muối i-ốt cho cả mẹ và bé.
- Việc bổ sung lượng lớn canxi cũng là lựa chọn mẹ nên ưu tiên. Vì canxi là nguồn dưỡng chất quan trọng, giúp hệ xương của con khỏe mạnh, phát triển đồng thời cũng tránh tình trạng loãng xương ở mẹ. Do đó, mẹ hãy ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và lựa chọn bổ sung sữa canxi để tăng cường chất này cho cơ thể.
- Cuối cùng không thể thiếu đó chính là nước. Đây được xem là yếu tố tất yếu đảm bảo cho cơ thể mẹ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và cũng đủ sữa để cung cấp cho con. Lời khuyên cho mẹ hãy uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước cho cả mẹ và bé.

2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc chú ý nạp chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn thì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học cũng là một cách giúp ích cho sữa mẹ tiết ra nhiều và đặc hơn. Mẹ nên lưu ý chế độ sinh hoạt gồm:
- Phải nghỉ ngơi sau sinh, điều này giúp mẹ thư giãn, phục hồi sức khỏe sau khi mất sức trong quá trình sinh nở. Đồng thời cũng tạo thời gian sữa nghỉ ngơi, tiết ra nhiều với lượng dưỡng chất dồi dào.
- Giữ một tâm lý thoải mái, tinh thần vui vẻ sẽ khiến sữa mẹ trở nên thơm và béo ngậy, vì khi vui vẻ, tuyến sữa sẽ hoạt động tốt hơn bình thường.
- Tạo thói quen cho con bú đúng giờ, đều đặn sẽ khiến mẹ duy trì được nguồn sữa dồi dào, tiết đều ra hai bên ngực. Hơn nữa, mẹ cần chú ý không gian cho bé phải thật thoáng mát, sạch sẽ để tránh giảm chất lượng sữa cũng như chất độc hại nhiễm vào cơ thể trẻ.
- Thực hiện vận động nhẹ nhàng giúp mẹ tránh tình trạng trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó nên kết hợp massage ngực để kích thích tuyến sữa ra đều đặn.

Lưu ý để sữa luôn là nguồn dưỡng chất tốt cho trẻ
Mẹ hãy tránh xa các chất kích thích cũng như những thực phẩm cay nóng, không an toàn, đảm bảo vệ sinh. Bởi vì những chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện,...) sẽ làm cản trở và gây ức chế đến quá trình hoạt động của tuyến sữa. Còn những thực phẩm cay nóng, không an toàn sẽ gây nóng trong cho mẹ và bé, có thể khiến bé bị đau bụng, gặp vấn đề về tiêu hóa.

Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả là mẹ nên thường xuyên vệ sinh đầu ti một cách sạch sẽ bằng cách dùng nước ấm rửa đầu ti trước khi cho con bú…
Sữa mẹ loãng phải làm sao? Bài viết trên đã liệt kê một số phương pháp an toàn khắc phục tình trạng loãng sữa ở mẹ. Tuy nhiên, hiện tượng sữa loãng không quá đáng lo nên mẹ cũng đừng lo lắng. Để có thêm kiến thức về dinh dưỡng hỗ trợ quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ, mẹ có thể truy cập trang website https://nutrihome.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết. Hoặc có thể gọi điện qua hotline của Nutrihome 1900633599 để giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng.